Kinh Phí Lắp Đặt Phòng Xông Hơi Tại Nhà

Một phòng xông hơi khô hoặc ướt thông thường lắp đặt trong gia đình sẽ có mức giá trung bình dao động từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Giá của phòng xông hơi có thể thay đổi phục thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:

– Vật liệu dùng để lắp phòng xông hơi có thể dùng kính cường lực, tường xây bằng bê tông ốp gạch, hoặc gỗ thông, sồi…
– Loại máy xông hơi.
– Bảng điều khiển.
– Dây điện.
– Một số vật liệu phụ kiện phòng xông khác như: thùng và gáo gỗ múc nước, đá sauna, đồng hồ cát… đối với phòng xông khô; hoặc các loại van xả, đường ống, zắc-co đường ống, khăn… đối với phòng xông ướt.

1. Chi phí vật liệu phòng xông hơi

Chi phí đầu tư sẽ thay đổi tùy vào từng loại vật liệu, nếu chọn phòng kính cường lực thì sẽ có mức giá khác so với phòng xây ốp gạch, nếu chọn khung gỗ thông Phần Lan cũng sẽ có mức giá khác so với loại gỗ thông Thụy Điển… Ngoài ra chi phí cho khung phòng xông hơi phụ thuộc rất nhiều vào kích thước phòng xông mà bạn muốn lắp đặt tại nhà. Phòng càng rộng, vật liệu càng nhiều thì chi phí càng cao.

Chúng tôi khuyên bạn nên khảo sát qua không gian, nơi mình muốn lắp đặt phòng xông hơi để có thể tận dụng các góc chết trong nhà nhằm tiết kiệm chi phí cho vật liệu phòng xông, chẳng hạn như góc cầu thang, phòng tắm kính hay góc phòng tắm… Đồng thời, tùy vào số lượng người sử dụng và nhu cầu mà lắp phòng xông với những loại kích thước phù hợp, tránh lãng phí tối đa.

Xem thêm bài viết lắp đặt phòng xông hơi đá muối tại Hà Nội để biết được rõ hơn về việc thi công và lắp đặt phòng nhé.

Kích thước chuẩn của phòng xông hơi ướt

2. Chi phí cho máy xông hơi

Trên thị trường có nhiều dòng loại máy xông hơi khô và ướt đến từ các thương hiệu nổi tiếng khác nhau với nhiều mức công suất, chẳng hạn như máy xông hơi Amazon, máy xông hơi Hp, máy xông hơi Coast… nhưng loại máy được nhiều gia đình lựa chọn là máy xông hơi Amazon. Bởi nó mang nhiều ưu điểm vượt trội, chất lượng ổn định, độ bền cao cùng với giá thành tương đối, phù hợp với loại hình xông hơi gia đình. Đa số các dòng máy xông hơi đều được nhập nguyên chiếc, thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt, vận chuyển. Với các chức năng cùng bảng điều khiển thông minh giúp bạn dễ dàng điều khiển và sử dụng an toàn tại nhà.

3. Chi phí cho các phụ kiện

Ngoài các bộ phận chính là máy xông hơi và khung phòng, bạn cần đầu tư các phụ kiện để sử dụng được hiệu quả cao nhất. Do dó, chi phí phòng xông hơi có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn chọn các phụ kiện sử dụng trong phòng xông. Bạn cần chi hơn 1 triệu đồng cho các vật dụng phụ kiện phòng xông này.

Tư vấn thiết kế và xây dựng phòng xông hơi ướt sẽ liệt kê cho bạn những thiết bị và nguyên liệu cần chuẩn bị, kích thước tiêu biểu của một phòng xông hơi như thế nào

kích thước chuẩn của một phòng xông hơi khô điển hình

4. Chi phí cho nhân công

Bạn cũng có thể tự lắp ráp phòng xông hơi tại nhà nhưng nếu không đủ kiến thức và kỹ thuật, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đội nhân công lắp ráp chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Khi đó, chi phí phòng xông hơi sẽ tăng thêm một khoản tùy vào yêu cầu thiết kế phòng xông hơi của bạn.
[addthis tool=”addthis_inline_share_toolbox”]

Hỗ trợ trực tuyến